Tại sao sân vườn Nhật Bản được các chủ nhà ưa chuộng nhất tại Việt Nam? Điều gì khiến nó trở nên phổ biến như vậy? Cùng SGL – Saigon Landscape tìm hiểu qua bài viết này nhé.
1. Giới thiệu sơ lược về sân vườn Nhật Bản
Vườn Nhật Bản bắt nguồn từ hai truyền thống: truyền thống thời tiền sử có nguồn gốc từ những khu rừng rải sỏi hoặc bãi đá cuội thiên nhiên, và truyền thống chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc và Hàn Quốc biểu hiện qua các yếu tố như ao, suối, thác nước, đá và thảm thực vật. Nghệ thuật sân vườn Nhật Bản là sự hòa trộn giữa hai truyền thống này cùng với quá trình tương tác, chắt lọc theo thời gian Nhật Bản đã tạo ra được những khu vườn đẹp và tinh vi nhất thế giới, mang một thiên nhiên thu nhỏ vào trong chính khu vườn của mình.
Ngày nay, vườn Nhật Bản đang dần thích ứng với các nhu cầu của xã hội hiện đại và có ảnh hưởng lớn đến các khu vườn ở những quốc gia khác trong khu vực cũng như trên thế giới.
Vườn Nhật – mang vẻ đẹp thanh thoát, giản dị
2. Đặc điểm nổi bật của sân vườn Nhật Bản
Phong cách sân vườn Nhật Bản được ưa chuộng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới chính bởi sự giản dị nhưng đầy tỉ mỉ của của khu vườn. Để sở hữu một khu vườn mang phong cách Nhật Bản đó không phải là một điều đơn giản.
Vườn Nhật đặc trưng bởi sự hòa quyện giữa đơn giản và sâu sắc mang đậm tính thiền. Những khu vườn ấy biểu lộ vẻ đẹp thuần tịnh của thiên nhiên, hài hòa giữa trầm lắng và bình dị, khơi nguồn cho những tư duy thâm thúy gợi lên lòng cá nhân những cảm nhận về giá trị thực sự của cuộc sống này.
Sự cân bằng, tính đồng nhất chính là trọng tâm của nghệ thuật kiến tạo vườn Nhật. Khu vườn tạo cho người ngắm một cảm giác đồng nhất, chan hòa, không tách biệt với thiên nhiên, hình dáng kiến trúc của ngôi nhà và dáng vẻ tự nhiên của khu vườn như đang hòa quyện vào nhau tạo nên một dáng vẻ mới .
Những khu vườn Nhật Bản thường mang vẻ đẹp thanh thoát, giản dị và gần gũi với thiên nhiên. Vườn cảnh truyền thống của Nhật Bản mang nét đặc trưng nổi bật với sự sắp xếp ngăn nắp giữa các vật thể thiên nhiên thu nhỏ qua bàn tay con người.
Vườn Nhật – nét đẹp tinh tế, tạo nên dáng vẻ mới cho khu vườn
3. Yếu tố quan trọng trong vườn Nhật Bản
Đá
Đá được xếp thành các tác phẩm đại diện cho núi, thác nước và cảnh biển gồ ghề. Sự tương phản giữa sườn núi, đồng cỏ và thung lũng được chỉ định bởi các loài cây và cây bụi khác nhau được cắt tỉa và tạo thành nhiều hình dạng khác nhau.
Cây và cây bụi
Cây và cây bụi được sử dụng để kết nối và cung cấp sự chuyển tiếp giữa các cảnh vật khác nhau trong khu vườn.
Đất
Đất được bồi đắp thêm để tạo ra những ngọn đồi nhân tạo.
Nước
Hệ thống mạch nước chảy liên tục để tạo thành các dòng chảy đi qua hồ cá, dòng suối hoặc hòn non bộ, tiểu cách, thác nước.
Các yếu tố bổ sung
Các yếu tố bổ sung khác nhưng không kém phần quan trọng như:
- Hàng rào và tường để phân chia các khu vực trong sân vườn.
- Lối đi và cây cầu để dẫn dắt người xem thưởng thức những góc ấn tượng và tận hưởng khu vườn một cách trọn vẹn.
Trang trí
Các yếu tố trang trí khác như: đèn đá, hoa, hồ cá koi và chòi nghỉ,… được sử dụng giúp khu vườn thêm nổi bật và sinh động hơn.
Phân loại sân vườn Nhật Bản
Theo truyền thống, vườn Nhật Bản được chia làm 3 loại chính:
Khu vườn cảnh quan thiên nhiên (shizenfu ̄keishiki)
Shizenfu ̄keishiki đại diện cho thiên nhiên với ao nhân tạo và đồi, đá và thảm thực vật.
Kiểu vườn này có nguồn gốc từ Trung Quốc, được thiết kế gọn gàng trong những khoảng sân nhỏ. Những ao nước đại diện cho biển cả và những ngọn đồi tượng trưng cho các hòn đảo. Những yếu tố cần thiết trong khu vườn kiểu này thường có: đèn đá, cây xanh, cầu và hồ nước.
Vườn tự nhiên Nhật Bản – Hồ nhân tạo cùng với cây, đá và thảm thực vật
Khu vườn khô (kerasansui)
Karesansui gợi ý cảnh thiên nhiên với đá, sỏi và cát.
Khu vườn Nhật kiểu khô thường thể hiện phong cảnh thiên nhiên theo cách trừu tượng bằng cách sử dụng đá, sỏi và cát để tạo ra những ngọn núi, hải đảo và sông ngòi.
Kiểu vườn này mới nhìn có vẻ bình thường, khô khan nhưng giá trị thực của nó đòi hỏi người ngồi ngắm phải trầm tư, mặc tưởng và tịnh tâm mới hiểu được ý nghĩ sâu xa của những hình dáng đơn giản kia.
Khu vườn kiểu này thường được thiết kế trong vườn có diện tích nhỏ, sử dụng triết lý của Thiền tông và thể hiện một ý nghĩa sâu sắc.
Vườn thiền định – Zen garden, là mẫu sân vườn với yếu tố chính là cát và đá
Vườn trà (chaniwa)
Chaniwa bao gồm đường dẫn cảnh quan (roji) dẫn đến một trà thất.
Kiểu vườn trà đạo thường được thiết kế để tổ chức các nghi lễ uống trà. Khu vườn có đường dẫn đến một căn nhà gỗ nhỏ để uống trà và bên ngoài có một bể nước làm bằng đá để khách đến thưởng trà tẩy uế trước khi tham dự vào nghi lễ uống trà đạo truyền thống của người Nhật Bản.
Vườn trà đạo thường mang lại không khí thân mật cũng như nơi thư giãn lý tưởng cho du khách muốn được tham gia thưởng thức trà đạo truyền thống.
Vườn trà – Nơi dành cho du khách thưởng thức trà đạo truyền thống Nhật Bản
Ngoài ra vườn Nhật còn có hai biến thể khác là:
Vườn dạo mát
Khu vườn kiểu này thường có diện tích lớn, đủ rộng để du khách có thể đi bộ dọc theo những con đường mòn nối liền nhau từ khu vực này qua khu vực khác để cảm nhận được không khí trong lành cũng như dễ dàng chiêm ngắm được toàn bộ phong cảnh trong vườn.
Vườn dạo mát – người thăm quan dễ dàng ngắm toàn bộ cảnh đẹp xung quanh của khu vườn
Sân vườn bên trong nhà
Kiểu vườn được thiết kế ngay bên trong ngôi nhà nhưng lại làm cho chúng ta có cảm giác như đang ở bên ngoài. Khác với những kiểu vườn trên, tất cả những yếu tố trong vườn kiểu này thường mang ý nghĩa trang trí nhiều hơn.
Vườn Nhật bên trong ngôi nhà, thường mang ý nghĩa trang trí
Nguyên tắc khi thiết kế sân vườn Nhật
Nghệ thuật thiết kế sân vườn Nhật Bản cũng giống như các loại hình nghệ thuật khác, mà trong đó người kỹ sư phải sử dụng ngôn ngữ sáng tạo và tư duy riêng để diễn đạt ý tưởng của mình theo dạng hữu hình.
Để đạt được những điều đó, ngoài các nguyên tắc trong thiết kế cảnh quan như tính thống nhất, sự cần bằng hay tính cần đối và lặp lại… người kiến trúc sư cần tuân thủ 2 nguyên tắc chính:
Tỷ lệ thu nhỏ
Các yếu tố như đá và hồ nước được sử dụng để mô phỏng các cảnh quan lớn hơn như núi, sông. Mặt khác, áp dụng tỷ lệ thu nhỏ sẽ làm không gian cảnh quan trông có vẻ lớn hơn so với thực tế.
Đá và cây được sắp xếp cẩn thận và có chủ đích nhằm mô phỏng quang cảnh rừng và núi
Sự bất đối xứng
Tất cả các thành phần và yếu tố trong sân vườn đều được sắp xếp bất đối xứng, đôi khi là ngẫu nhiên có chủ đích. Đặc biệt, không có yếu tố đơn lẻ nào chiếm ưu thế hoặc quá nổi bật trong tổng thể.
Ví dụ: đá và cây thường được sắp xếp thành các hình tam giác để tạo cảm cân bằng các lực ngang, dọc và chéo.
Một bản vẽ thiết kế vườn Nhật tiêu biểu thể hiện nguyên tắc bất đối xứng
Một số nguyên tắc khác
- Yếu tố tương phản: tạo sự khác biệt rõ nét giữa các yếu tố
- Đường thẳng: Tạo nên sự yên bình
- Đường cong: làm mềm các hiệu ứng
- Yếu tố mở: cho thấy sự tương tác giữa các yếu tố
Nguồn gốc của tất cả các nguyên tắc cơ bản ở đây để ta hiểu rằng mỗi khu vườn đều là một tác phẩm nghệ thuật. Tuy nhiên, thách thức chính đối với các kiến trúc sư cảnh quan là làm nổi bật bản chất bên trong của một khu vườn theo cách mà nó đẹp trong tất cả các mùa trong năm.
ANOMA (st)