Trong văn hóa phương đông, trong đó có Việt Nam, việc thờ cúng là một nét văn hóa thể hiện tinh thần nhớ về cội nguồn, bày tỏ lòng thành cảm ơn sự gia trì của trời đất, phật thánh và các đấng linh thiêng theo văn hóa dân gian. Chính vì vậy, việc chọn vị trí và bố trí một không gian thờ cúng được xem là một việc đặc biệt đối với mỗi gia đình người Việt. Có nhiều quan niệm về việc sắp xếp, tổ chức một phòng thơ nhưng tất cả đều có những điểm chung đó là nơi cao ráo, tôn kính, và tĩnh lặng. Có một vài tiêu chí cơ bản để thiết lập một phòng thờ vừa thể hiện được lòng tôn kính, hiếu đạo vừa truyền tải được mong ước về cuộc sống bình an, may mắn của gia chủ như sau:
1. Nhất vị nhị hướng
Theo các nhà nghiên cứu phong thủy, khi lựa chọn một vị trí để bố trí không gian thờ cúng, điều đầu tiên cần lựa chọn được vị trí tốt nhất, phù hợp với mệnh của chủ nhà. Vị trí đó phải nằm trong các cung tốt cho việc âm, tránh các cung xấu hoặc các vị trí mà công trình bố trí các công năng không sạch sẽ. Đặc biệt, với những nhà mặt đất, tuyệt đối không bố trí các công trình phụ, công trình có uế khí nằm trong các cung tốt với mệnh chủ, trong đó tối kỵ khi bố trí vào các cung tốt cho việc tâm linh. Thông thường với những người cẩn thận về việc âm, việc tâm linh, gia chủ sẽ tính toán trước các vị trí trước khi thiết kế chi tiết để trọn vẹn mọi việc hơn so với việc phải xử lý khi công trình đã hoàn thành. Sau khi đã xác định được vị trí để bố trí đặt phòng thờ, bước tiếp theo sẽ là chọn hướng ban thờ theo hướng tốt nhất hoặc phù hợp nhất với mệnh chủ và không gian xung quanh.
Ban thờ khi an vị phải có điểm tựa vững chắc là tường xây, vách vững chắc, không tựa vào vách kính. Không gian riêng biệt, yên tĩnh, tụ khí không bố trí các sinh hoạt khác tại không gian này. Ban thờ đặt không sát vách và nên cách xa với các khu vực bố trí công năng vệ sinh của căn hộ, ngôi nhà. Với nhà chung cư, việc bố trí không gian thờ thường khó hơn so với nhà đất do những giới hạn về không gian, diện tích, và gia chủ không chủ động sắp xếp được ngay từ đầu nên ngoài các yếu tố phù hợp theo mệnh chủ như theo quan niệm của các nhà phong thủy thì theo kinh nghiệm các kiến trúc sư sẽ lựa theo vị trí được chọn để thiết kế các vách CNC để phân cách không gian khu thờ với các không gian khác nhằm đảm bảo tính tôn nghiêm, trang trọng cho không gian thờ. Cần tránh để gió thổi ngang hay thẳng vào ban thờ, ánh nắng chiếu vào ban thờ.
Một thiết kế phòng thờ gia đình cho khách hàng tại Thái Bình
2. Sắp đặt trên ban thờ
Theo quan niệm trong văn hóa truyền thống, trên ban thờ phải đầy đủ 5 yếu tố tượng trưng cho ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ và mỗi dụng cụ được sắp đặt trên ban sẽ tượng trưng cho một yếu tố đó. Bát hương có tro sạch đại diện cho Thổ, đèn nến đại diện cho Hỏa, đỉnh thờ đại diện cho Kim, chén chóe đựng nước đại diện cho Thủy, hoa quả tươi nhuận đại diện cho mộc. Các yếu tố này sắp đặt các vật dụng trên ban thờ cần đúng cách, hài hòa cân xứng. Tùy theo mức độ thờ cúng trong nhà mà gia chủ có thể chọn cách sắp xếp 1 cấp, 2 cấp hay 03 cấp,… Mỗi một cách sắp xếp cần nắm rõ nguyên tắc trên dưới, trái phải để bài trí phù hợp.
Bằng những kinh nghiệm và tiếp thu vốn sống từ các bậc tiền nhân, các chuyên gia trong lĩnh vực tâm linh, Anoma luôn sẵn sàng đồng hành tư vấn, hỗ trợ cho khách hàng để kiến tạo nên những không gian thờ cúng tôn nghiêm, ý nghĩa và gửi gắm những ước vọng về cuộc sống khang ninh thịnh vượng, cát tường như ý của gia chủ.
ANOMA